CLB Ngôi Sao Nhỏ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CLB Ngôi Sao Nhỏ

Nơi trao đổi bàn luận của các thành viên CLB Ngôi Sao Nhỏ
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Đau đầu kinh niên, phát điên vì…học

Go down 
Tác giảThông điệp
Yami
Thổ Địa Công
Yami


Tổng số bài gửi : 131
Join date : 05/04/2009
Age : 36
Đến từ : Đà Nẵng

Đau đầu kinh niên, phát điên vì…học Empty
Bài gửiTiêu đề: Đau đầu kinh niên, phát điên vì…học   Đau đầu kinh niên, phát điên vì…học EmptySun Jul 12, 2009 5:18 pm

Tâm thần vì… say mê học

N.Đ.Toản học sinh lớp 11... trường THPT Yên Phong I, Bắc Ninh say mê ngồi kể cho chúng tôi nghe những ước mơ, hoài bão chinh phục vũ trụ, khám phá những bí ẩn ở một hành tinh khác.

Nhìn xuống chiếu, Toản vần vò những hoa văn vì cho rằng trong đó chắc chắn phải có một… thế giới khác. Nhìn lên tường, em tưởng tượng các đường vân đang xô xát, nhìn vào sách em tưởng tượng có hàng nghìn đợt sóng lan tỏa… Cứ như thế, Toản mò mẫm suốt ngày, suốt đêm với tham vọng sẽ khám phá ra một bí mật nào đó mà trong lịch sử chưa một nhà khoa học nào tìm thấy.

Là học sinh giỏi nhiều năm, là một trong hai học sinh thi vào cấp III có số điểm cao nhất trường, Toản hiền lành, điển trai và đích thị là “mọt sách”. Ngồi trong phòng điều trị tại chuyên khoa thần kinh, Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) mà Toản vẫn mặc nguyên chiếc áo trắng đồng phục của trường, vẫn để sẵn ít sách vở đầu giường tranh thủ lúc rảnh rỗi đọc.

Tiến sĩ Ngô Thanh Hồi - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Mai Hương cho biết: Trong bệnh viện số lượng bệnh nhân ở tuổi đến trường ngày một gia tăng, sang chấn tâm lý vì áp lực học tập hiện nay tương đối nhiều.

Nguyên nhân là do các em quá căng thẳng trong học tập, gia đình và nhà trường đôi khi đòi hỏi quá cao ở con trẻ đã gây cho các em sự khủng hoảng về tâm sinh lý. Bệnh này hoàn toàn có thể chữa được nếu phát hiện sớm.

Bỏ mọi công việc đồng áng ở nhà, chị Nguyễn Thị Toàn đưa con về Hà Nội điều trị. Xót xa nhìn Toản, người mẹ này chia sẻ: “Gia đình tôi ơn trời có thằng con trai ngoan, học giỏi. Lần nào đi họp phụ huynh cũng được tuyên dương trước lớp, tôi vẫn nhủ thầm: Có nghèo mấy cũng cho con học Đại học. Nhưng rồi một hôm thấy cháu nói rằng cháu cần phải đi điều trị vì đau đầu, mất ngủ, không tập trung học được… thì cả nhà tôi mới rụng rời đưa con đi”.

Vào đây được một tháng, các bác sỹ vẫn chưa khẳng định chắc chắn căn bệnh của em vì trong cách nói chuyện xã giao Toản chững chạc, thông minh, chỉ có điều em thường xuyên có biểu hiện mất trí nhớ tạm thời, mất ngủ, mất tập trung trong khi học hay nói chuyện. Theo dõi ban đầu các bác sỹ cho rằng em đang mắc chứng rối loạn lo âu, ám thị.

Cũng giống như Toản, N.T.Hải sinh viên năm thứ 2 Đại học Sư phạm Hà Nội cũng phải vào điều trị tại đây hơn tháng nay mà bệnh tình vẫn chưa thuyên giảm. Hải xinh đẹp, năng nổ tham gia các hoạt động Đoàn và là một cô nữ sinh rất thích làm từ thiện. Đây là lần thứ hai Hải phải bỏ học vào bệnh viện điều trị. Lần đầu tiên cũng là năm thứ 1 đại học, điều trị trong 28 ngày thì khỏi, ai ngờ năm nay bệnh lại tái phát mà ngày một nặng.

Hải ngồi cạnh xúc từng thìa cơm khó khăn, đôi mắt lờ đờ, thâm quầng, mệt mỏi. Cô gái cứ nhìn chúng tôi, dò xét, nghi ngờ, một lúc lâu mới thỏ thẻ: “Em không học nhiều trong sách đâu, em chủ yếu đi thực tế. Bác Hồ đã từng dạy: Lý thuyết mà không có thực tiễn là lý thuyết suông, thực tiễn mà không có lý thuyết là thực tiễn mù quáng...”

Thế rồi như gặp được “cố nhân”, cô bé cứ bám riết lấy chúng tôi và đọc thuộc lòng các câu triết lý của các bậc hiền triết, làm cho cả phòng cười vang, chỉ có người cha tội nghiệp thì thở dài: “Bố mẹ thì nhà quê, chữ nghĩa ít nhưng thấy con về lần nào cũng mang đạo lý trong sách ra giảng vanh vách cứ như là nó viết ra sách vậy. Thế rồi thấy con thường xuyên mất ngủ, ăn kém, nói lảm nhảm và hay cáu gắt nhà tôi đâm lo lắng”.

“Năm 2007 tưởng đã khỏi, khấp khởi mừng thầm nhưng đùng một cái lại thế. Ở đây hơn tháng mà có tới 3 lần cháu trốn về trường. Cháu ham học lắm nên mới đến nông nỗi này cô ạ”, bố của Hải nói mà mắt rưng rưng.

Tâm thần vì… sợ học

Trái ngược với những hoàn cảnh trên, học không giỏi, cũng không đam mê sách vở nhưng vẫn có những hiện tượng của bệnh lý, không kém phần nguy hiểm.

Anh Nguyễn Văn Biên (Lạng Giang, Bắc Giang) vào viện chăm con cũng được gần tháng trời thành thật kể: “Con tôi học hành đã kém lại lười. Ngày trước thấy nó nghịch ngợm chơi bời quá vợ tôi cũng mắng mỏ, quát tháo và ép học vì mong cho con học tốt hơn để thi được vào đại học.

Một thời gian sau thấy con chăm chỉ hẳn, ngày nào cũng học khuya, đi đến nơi về đến chốn nhưng cứ thấy nó lầm lì, chẳng mấy khi nói chuyện với bố mẹ, anh em gì… Rồi một hôm đùng đùng nó bảo nó không học nữa vì nó không biết gì, không nhớ gì cả. Bác sỹ bảo con tôi bị tâm thần phân liệt”.

Bác sỹ Vũ Bá Nhị - Bệnh viện tâm thần Hà Nội cho biết: Phụ huynh học sinh thường "ngại" cho con em mình chữa bệnh tại đây vì cho rằng một vài đêm mất ngủ vì ôn thi, một vài lần học "nước rút", căng thẳng, stress… mà cho rằng con mình bị tâm thần thì thật là "ngoa ngoắt".

Cho nên rất ít phụ huynh đưa con đến bệnh viện, nếu có đến cũng chỉ khám rồi lấy thuốc về nhà tự điều trị. Như thế, hiệu quả điều trị không cao nhiều khi còn ngược lại.

Nghe bố kể chuyện về mình, N.V.Thành không nói năng gì, lầm lũi ngồi góc giường. Trông cậu có vẻ đang suy nghĩ nhưng đôi mắt lạnh tanh, không mấy thiện cảm với người vừa gặp. Tôi mon men mãi mới làm quen được : “Em còn muốn đi học không?”- tôi hỏi. Thành lắc đầu: “Em không học nữa đâu, khó lắm, em không thể nhớ được, không thể đỗ đại học được đâu chị ạ”. Bây giờ cậu nói liến thoắng như kêu cứu, đôi mắt đầy vẻ lo sợ.

Cạnh giường Thành là N.V.Thanh, học sinh trường THPT Yên Lãng, Mê Linh, Vĩnh Phúc. Thanh vừa được đưa vào, đang phải truyền nước lấy sức. Trông cậu học sinh này gầy gò, da tái xanh như người vừa phải phẫu thuật. Người đàn bà tên Thủy, ngồi cạnh, nhìn con rơi nước mắt: “Biết con mình học kém nên vợ chồng tôi bảo cho cháu học cố lấy bằng cấp 3 để sau này đi học nghề, có công ăn việc làm, đời nó không khổ như bố mẹ. Nhưng suốt ngày thấy nó kêu là khó, là nhiều bài, là không bằng bạn này bạn khác, cũng xót ruột.

Hôm trước nó bảo với tôi là phải đỗ bằng được một trường trung cấp nghề, rồi thấy nó học đêm học ngày, chẳng ăn ngủ được, người gầy sọp đi nên tôi đưa vào đây điều trị”…

Chúng tôi rời bệnh viện, khi mà các ông bố bà mẹ tất tưởi đi mua cơm về cho con ăn. Nắng nóng và kì thi đại học, cao đẳng đang đến mà có những sĩ tử vẫn phải “xếp bút nghiên” nằm điều trị, chưa biết đến bao giờ mới được trở lại trường học, tiếp tục theo đuổi ước mơ.
Về Đầu Trang Go down
 
Đau đầu kinh niên, phát điên vì…học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những cú lừa kinh điển ngày Cá tháng tư
» bac kinh chao don Nguyen Khuyen
» Chơi phát nào
» Chơi phát nào - phiên bản 2
» Những “bệnh” mới phát hiện của teen

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CLB Ngôi Sao Nhỏ :: Thư Giãn - Chia Sẻ :: Phòng Tám-
Chuyển đến